Thời gian làm việc: Từ 8h00 đến 22h00

Bệnh Newcastle disease { niu- cát-xơn} _ nhận biết và cách phòng trị bệnh.


I. BỆNH GÀ RÙ, NIU-CÁT- XƠN (NEWCASTLE DISEASE - ND, PESTIS AVIUM)

1. Giới thiệu

- Bệnh gà rù là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gà với các biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng huyết, rối loạn tiêu hóa và hệ thần kinh. Trước đây người ta gọi bệnh này là dịch tả gà (Pestis Avium), ngày nay người ta gọi là Niu-cát-xơn (Newcastle disease).

2. Nguyên nhân

Bệnh do Myxo virut gây ra.

3. Loài gia cầm mắc bệnh

- Gà và các loại cùng nòi gà.

- Thủy cầm không mắc bệnh này, nhưng chúng mang trùng Niucát-xơn.

4, Tuổi gà mắc bệnh

Tất cả các lứa tuổi.

5. Mùa phát bệnh

Quanh năm, nhưng về mùa đông bệnh dễ bùng phát hơn so với các mùa khác.

6. Phương thức truyền lây

Qua đường hô hấp, đường miệng và giao phối.
 

 7. Triệu chứng

- Bệnh gà rù có 5 thể biểu hiện: quá cấp tính, cấp, dưới cấp, mãn tính và thể không điển hình. Trong thực tế chúng tôi tạm chia ra 3 thể: thể phát nhanh (thể quá cấp và cấp tính), thể trung bình (dưới cấp) và thể phát chậm (thể mãn tính và thể không điển hình).

7.1. Thể phát nhanh

- Gà bỏ ăn, ủ rũ, buồn ngủ, mào thâm, rù, tiêu chảy phân xanh hoặc xanh trắng, thở khó, thở khò khè đôi khi sặc khoẹt kèm theo tiếng toóc, nước mũi chảy dàn dụa, nước mắt, nước dãi chảy dài kéo thành sợi, diều chứa thức ăn không tiêu và nhiều hơi khí.

- Ở gà đẻ thấy giảm đẻ, có nhiều trứng non, vỏ mềm, kích thước nhỏ, gà gầy sút nhanh và chết rất nhanh, chết mỗi ngày một tăng, tỷ lệ chết lên đến 100%.

7.2. Thể phát trung bình

Các biểu hiện chủ yếu là ho hen sặc khoét, gà rất khó thở, phải rướn dài, rướn cao cổ để hít khí, tiếng toóc thưa thớt.

- Gà đi tiêu chảy phân xanh, phân xanh trắng, ăn uống kém, diều chứa đầy hơi hoặc chất lỏng, gây rộc, mào thâm, xung quanh lỗ huyệt bẩn do phân xanh trắng bám dính.

- Gà bệnh bị liệt chân, liệt cánh, ngoẹo đầu, ngoẹo cổ khiến gà không ăn uống được, gầy sút nhanh và chết. Gà chết mỗi ngày một tăng, tỷ lệ chết lên đến 60-70%.

7.3. Thể phát chậm

- Đây là thể bệnh thường xảy ra ở những đàn gà đã được dùng vacxin Lasota hoặc ND-IB thậm chí đã tiêm H1 hoặc Clone 45 để phòng bệnh, nhưng đáp ứng miễn dịch chưa đủ.

- Lúc đầu, gà bệnh xuất hiện lác đác trong đàn với biểu hiện giảm hoặc bỏ ăn, trong khi nhìn tổng thể cả đàn không thấy triệu chứng bệnh, nhưng mỗi ngày số gà ốm cứ tăng dần.

Các biểu hiện chủ yếu là họ hen sặc khoẹt, loặc xoặc giống như CRD.

- Sau đó, nhiều gà ốm bắt đầu tiêu chảy loãng, phân xanh trắng, xung quanh lỗ huyệt bẩn, chân mỏ khô quắt, lông xơ, chúng đứng lẻ loi, mắt nhắm nghiền rụt cổ hoặc nằm tụm động vào một góc chuồng, mào thâm hoặc thậm xám.

- Trong đàn phần lớn gà vẫn ăn uống bình thường thì đêm nào cũng có gà chết, chúng chết lác đác, rải rác lúc đầu vào ban đêm, sau tăng dần và chết cả vào ban ngày, xác chết gầy, ướt, thịt thâm, mào thâm tím.

- Đối với gà đẻ, tỷ lệ để giảm nhẹ dần theo thời gian và có nhiều trứng non, kích thước nhỏ, đôi khi gà đẻ ra không có vẻ cứng, dễ rách vỡ.

8. Mổ khám

- Bóp mỏ thấy dịch nhầy mũi chảy ra.

Mào thâm, xác gà gầy, ướt, bẩn, có nhiều phân xanh, xanh trắng bám đầy xung quanh lông lỗ huyệt.

- Viêm khí quản, khí quản chứa nhiều nhầy. - Diều chứa nhiều hơi, thức ăn không tiêu.

Việm xuất huyết dạ dày tuyến, ruột non, van hồi manh tràng niêm mạc hậu môn. dính.

Viêm túi khí. Túi khí đục hoặc có nhiều Fibrin bám - Viêm xuất huyết thoái hóa buồng trứng, ống dẫn trứng. --

- Trứng non dập vỡ gây viêm dính phúc mạc.

9. Điều trị

- Thực hiện đồng thời 2 bước sau:

 Bước 1: Can thiệp ngay vacxin vào đàn gà bệnh

- Đối với gà dưới 20 ngày tuổi đã có tiếp xúc với nguồn bệnh, chưa được phòng vacxin thì tốt nhất nên tiêu hủy.

- Đối với gà dưới 20 ngày tuổi chưa tiếp xúc với nguồn bệnh: Nhỏ mắt, mũi, mồm vacxin Lasota hoặc ND-IB (sau đó cho uống thuốc ở bước 2) rồi chuyển đến nơi an toàn nuôi tiếp. Sau 10 ngày cho uống lại Lasota hoặc ND-IB lần 2, sau 15 ngày nữa thì tiêm H1.

- Đối với gà từ 20-30 ngày tuổi đã được dùng 1 lần lasota: cho uống lại Lasota hoặc ND-IB. Sau 10 ngày tiệm Newcastle H1 hoặc Clone 45.

- Đối với gà từ 30 ngày tuổi trở lên mới dùng 1-2 lần Lasota hoặc ND-IB, chưa tiêm H1 hoặc đã tiêm H1 thì phải tiêm ngay vacxin Newcastle H1.

Bước 2: Sau khi được dùng vacxin, đàn gà bệnh phải được dùng toa thuốc theo 1 trong các phác đồ sau:

* Phác đồ 1 

- T.Cúm gia súc: 20g

- T.Colivit:            20g

- Super-Vitamin:  20g

Cả 3 loại thuốc trên pha chung vào 15-20 lít nước cho 100kg gà uống trong cả 1 ngày, dùng 4 ngày liên tục.

* Phác đồ 2 

- Anti - Gum;   20g

- T. Avimycin:   20g

- Doxyvit. Thái:   20

Cả 3 loại thuốc trên pha chung vào 15-20 lít nước cho 100kg gà  uống trong cả 1 ngày, dùng 4 ngày liên tục.

* Phác đồ 3

Ta thay T Colivi bằng một trong các loại thuốc sau: T. Flox. C, T. Umgiaca, T.I.C; Tydox. TA; Anti-CRD.LA; Flumex.30...

10. Phòng bệnh

Phải nghiêm túc giữ gìn vệ sinh chăn nuôi thú y trong khu chăn nuôi theo quy định chăn nuôi an toàn sinh học.

Phải nghiêm cấm việc tiếp xúc, thăm nom các cơ sở chăn nuôi khác và ngược lại,

- Phải áp dụng sơ đồ, lịch dùng vacxin hiện đại nhất như sau: + Nhỏ mắt, mũi, mồm Lasota hoặc ND-IB lần 1 lúc gà 3-4 ngày tuổi. 

+ Cho uống Lasota hoặc ND-IB lần 2 lúc gà đạt 18-24 ngày + Tiêm dưới da Newcastle H1 hoặc Clone 45 lúc gà đạt 35-38 ngày tuổi.

+ Riêng đối với gà nuôi trên 2 tháng phải tiêm lại H1 hoặc Clone 45 lúc 90 ngày tuổi và 15 ngày trước khi gà vào đẻ. 

                                          {theo Bệnh gia cầm Việt Nam của PGS.TS  LÊ VĂN NĂM}

 

0342 086 017
Liên hệ qua Zalo